Nội dung bài viết
Bạn có biết, đôi khi việc học hỏi từ những sai lầm của người thi trước lại chính là kinh nghiệm quý giúp làm bài thi PTE tốt hơn? Chính vì vậy, trong bài viết này, PTE Tools sẽ chia sẻ lại kinh nghiệm thi PTE của chị Hà Phạm – một học viên nhà Helper vừa đạt target sau nhiều lần “vấp ngã”. Chị chia sẻ rằng nếu có ai đó nói với chị những điều này sớm hơn thì có lẽ chị đã đạt được target của mình ngay lần thi đầu. Cùng xem 6 sai lầm mà chị Hà chia sẻ là gì nhé!

Chào các thành viên trong group!
Mình vừa nhận được kết quả thi và đạt target sau vài lần “chật vật”, nên muốn lên bài ngay để chia sẻ kinh nghiệm thi PTE cho mọi người. Mình tin rằng nếu biết và tránh được những sai lầm này thì các bạn sẽ tiết kiệm được cả thời gian, công sức lẫn tiền bạc.
1. Sử dụng sai tài liệu luyện thi kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Nguyên nhân xuất phát từ việc mình từng có kinh nghiệm tự ôn thi TOEIC thành công, nên tự tin nghĩ rằng PTE cũng tự luyện được. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn trái ngược:
Sử dụng tài liệu IELTS để luyện thi PTE
Mình quyết định luyện thi PTE là vào tháng 1/2017, nhưng lúc này tài liệu về PTE còn quá ít. Bên cạnh đó, khi tham khảo các bài chia sẻ, rất nhiều anh/chị thi trước khuyên rằng có thể dùng tài liệu IELTS để học. Vì phần lớn mọi người đều từ thi IELTS không đạt nên chuyển sang PTE. Nên mình đã tin và mua luôn sách IELTS về để luyện, với hy vọng sẽ sử dụng nó cho phần Describe Image và Writing Essay.
Tuy nhiên, đến khi đi thi mình mới biết phương pháp này là sai lầm, vừa tốn thời gian vừa tốn tiền mà không đạt kết quả đặt ra. Sau này, khi học theo các tips và tài liệu luyện thi PTE của Helper rồi lại càng thấy tiếc và tức khoảng thời gian ôn luyện sai lầm trước đây hơn.
Học theo quá nhiều phương pháp
Cũng như nhiều người, khi bắt đầu luyện PTE mình lên mạng tìm kiếm các tips, tricks và strategies để học. Nhưng có quá nhiều tips và tips nào mình cũng thấy hay nên không biết phải học theo cái nào. Cuối cùng là lại tốn thời gian và không thu được kết quả như ý.
Học theo bộ sách của Pearson phát hành
Official books của PTE vẫn còn khá ít so với các chứng chỉ tiếng Anh khác. Thời điểm đó mình tìm mãi mới có được 5 cuốn do Pearson phát hành. Tuy nhiên, chỉ học theo sách đó rồi đi thi cũng không ổn, vì sách dễ hơn đề thi thật. Tiếp đó, là nếu không có background tiếng Anh tốt, rất khó để làm các bài Speaking và Writing. Bởi:
- Read Aloud của bộ sách đọc khá chậm.
- Describe Image tính sơ sơ cũng có tới 8-9 dạng, mà mỗi bài lại một kiểu giải khác nhau.
- Bài Essay lại không có template để học theo.
- Summarise Written hay Spoken Text cũng tương tự, nên chẳng biết phải làm thế nào mới đúng.
Hậu quả

Tóm lại, sau khi biết đến bộ tài liệu luyện thi của PTE Helper, mình mới nhận ra rằng:
- Cả 3 cách trên đều tốn thời gian và không đạt kết quả tốt.
- Lãng phí thời gian, tiền và công sức.
- Dễ hình thành thói quen và tư duy học sai, dẫn tới sau này khó sửa.
Bài học rút ra
Đằng nào cũng tốn tiền, hãy mất tiền thông minh! Và mình đã chọn cách đăng ký học luôn tại PTE Helper. Khi học tại đây, mình thất còn tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc hơn trước đây. Vì tại đây, trainer sẽ huống dẫn cho bạn mọi cách nhanh và hiệu quả nhất để đạt được target. Việc của bạn là chỉ cần làm theo. Mình được bạn Huy Lý tư vấn cho tất tần tật mọi thứ, kể cả việc nên xài headset nào, dùng phần mềm thu âm, cách lấy hơi khi đọc, cách tăng speed của recording,….
2. Làm bài thi thử bài scored practice test của Pearson
Sau khi làm cả bài này và bài thi thật, thì bài test của Pearson chỉ giúp mình biết máy chấm khả năng tiếng Anh của mình thế nào thôi. Còn format khác hoàn toàn so với Real Exam. So với bài thi thật, bài test này:
- Thiếu hẳn Instruction và Introduction.
- Ở phần Writing không tách riêng thời gian theo từng phần như: Summarize written text 10 phút, bài Essay 20 phút,… mà cho tổng là 60 phút luôn.
- Phần Listening cũng không tách riêng thời gian cho bài Summarize Spoken Text.
- Hết giờ làm vẫn được phép làm bài tiếp.
- Phòng thi thử rất yên tĩnh, trong khi đó phòng thi thật thì khá ồn ào.
Hậu quả
Khi làm bài thi thử, các kỹ thuật như test mic, quản lý thời gian,… đều không được thực hành. Đặc biệt là không biết được tiếng ồn khi thi speaking thế nào để chuẩn bị trước.
Bài học rút ra
Tốt nhất nên sử dụng luôn các bài full mock tests có trên PTE tools, thay vì lãng phí tiền cho scored practice test với mức giá 60 USD/ 2 bài. Bởi, format bài test của HELPER giống tới 95% so với thi thật.

3. Dành quá nhiều thời gian để luyện viết Essay
Vì chưa có kinh nghiệm làm dạng bài Essay nên mình tự cho rằng phải ưu tiên thời gian nhiều cho nó. Chính vì vậy, mình đã dành rất nhiều thời gian để đọc các bài Essay từ sách IELTS Writing.
Hậu quả
Tự lãng phí quá nhiều thời gian để ôn luyện cho dạng bài Essay. Khi thi thử cố viết thật hay mà không căn giờ dẫn tới kết quả là chỉ viết được ½ bài Essay trong 20 phút. Vì thế mà điểm Writing Discourse chỉ được 10 điểm.
Bài học rút ra
Khi học cùng các trainer nhà Helper mình mới được khai sáng những điểm sau:
– Phần Essay không chiếm tỷ lệ điểm cao trong bài thi PTE.
– Không nhất thiết phải viết hay mới được điểm cao. Chỉ cần theo phương pháp mà HELPER đã chỉ và viết cho đủ chữ là có thể đạt điểm cao. Mình đã làm theo tips này và luôn đạt trên 80 điểm.
– Hãy luyện viết 1 bài Essay trong vòng 20 phút, đảm bảo không mắc các lỗi ngữ pháp, chính tả là ok. Không nên tốn quá nhiều thời gian cho phần này. Để duy trì việc luyện Essay, mỗi tuần nên viết 2 bài trong tutorials để lấy feedback, chỉnh sửa theo.
4. Booked lịch tư vấn 1-1 với Huy Lý cách ngày thi chính 2 ngày
Sai lầm thứ 4 mà mình mắc phải chính là book lịch tư vấn 1-1 với Huy Lý quá gần với ngày thi, chỉ cách đúng 2 ngày. Điều này khiến mình bỏ lỡ rất nhiều “bí kíp” hay từ Huy Lý vì không có thời gian để luyện tập.
Hậu quả
Khi đi thi, mình trúng rất nhiều câu mà Huy đã share nhưng không làm được, vì không nhớ đáp án. Quá lãng phí!
Bài học rút ra
Nếu các bạn cũng đang chuẩn bị thi, nên book buổi 1-1 này xa ngày thi một chút để có nhiều thời gian “thấm” những cái đã được chia sẻ. Và cũng đừng “lén lút” tự đi thi rồi bỏ phí buổi 1-1 này. Rất uổng!
5. Phung phí “lần thi đầu tiên”
Tiếp tục sai lầm thứ 5 của mình là đi thi khi chưa sẵn sàng, chưa xem hết đề tủ và phần Huy Lý’s checklist. Trong khi đó, lần đầu tiên đề dễ nhất và cũng trúng tủ nhiều nhất. Nếu chuẩn bị kỹ hơn, mình đã có thể đạt target ngay lần thi đầu tiên.
Hậu quả
Gặp bài “tủ” nhưng không làm được vì quên mất đáp án. Kết quả là không đạt được target nên phải tốn tiền và thời gian để thi lại. Và lần thi sau còn không trúng tủ nhiều như lần đầu.
Bài học rút ra
Nếu bạn không có việc gấp, không nhất thiết phải thi ngay thì hãy chuẩn bị thật kỹ càng trước thi. Điều này có thể giúp bạn “một phát ăn ngay” target.
6. Chỉ dành ra 3 ngày để học tủ

Đây chính là sai lầm thứ 6 mà mình mắc phải trong kinh nghiệm thi PTE của mình. Vì thực sự 3 ngày là quá ít để học bộ tủ nhà Helper cung cấp.
Hậu quả
Lần thi nào cũng gặp các câu trong bộ tutorials, nhưng lại không làm được vì không nhớ và không thuộc các template mẫu. Tóm lại là rất tiếc.
Bài học rút ra
Theo mình, mọi người nên xem lại các phần quan trọng trong bộ đề tủ trước khi thi 1 tuần. Bên cạnh đó, trong quá trình học, hãy lưu các bài tutorial theo từng file riêng. Nên phân loại các dạng bài, highlight đáp án sẽ giúp việc review lại dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
Đề Thi Thử PTE Mới Nhất! Hướng Dẫn Cách Thi PTE Và Giải Đề Thi PTE Mẫu
Lời kết
Trên đây là tất tần tật những kinh nghiệm thi PTE và 6 sai lầm lớn của mình mà mình muốn chia sẻ để mọi người không gặp phải. Chúc mọi người trong group đều đạt target ngay lần thi đầu tiên!
Bình luận về bài viết
Chưa có bình luận nào